Những khái niệm như tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng có nghĩa khác nhau, vì thế được thể hiện bằng những từ ngữ khác nhau trong tiếng Anh. Những từ vựng và ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các khái niệm này.
Những khái niệm như tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng có nghĩa khác nhau, vì thế được thể hiện bằng những từ ngữ khác nhau trong tiếng Anh. Những từ vựng và ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các khái niệm này.
Nhắn tin cho Trung tâm tiếng Trung Lixin để được tư vấn khoá học tiếng Trung phù hợp nhất bạn nhé!
Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp HSK 2 (P1)
Mẫu câu giao tiếp hằng ngày trong tiếng Trung
Cách diễn đạt ngày tháng năm trong tiếng Trung
1. Pay /peɪ/: khoản tiền được trả khi làm việc, lương nói chung.
2. Overtime pay /ˈəʊ.və.taɪm/: tiền làm ngoài giờ.
Employees working overtime will been titled to extra pay.
Nhân viên làm thêm ngoài giờ sẽ được trả thêm tiền.
3. Salary /ˈsæl.ər.i/: tiền lương trả định kỳ và thường theo tháng, đựơc quy định trong hợp đồng lao động.
4. Wage /weɪdʒ/: khoản tiền thuê thường trả theo tuần, đặc biệt là cho những công việc làm thuê phổ thông, không cần qua bằng cấp.
The porter’s wage is determined every week.
Tiền công của bốc vác được trả theo tuần.
5. Allowance /əˈlaʊ.əns/: tiền phụ cấp.
meal/petrol/ travel/ elephone allowance là tiền phụ cấp ăn trưa, xăng xe, đi lại, điện thoại. Ngoài ra, “allowance” còn được dùng để chỉ khoản tiền tiêu vặt bố mẹ thường cho con cái.
I receive an allowance of 50 dollars per day.
Tôi nhận được tiền trợ cấp mỗi ngày là 50 đô la.
6. Commission /kəˈmɪʃ.ən/: tiền hoa hồng, tiền phần trăm doanh thu bán hàng.
We usually work on a 7% commission.
Chúng tôi thường tính mức tiền hoa hồng là 7%.
7. Bonus /ˈbəʊ.nəs/: tiền thưởng, “attendance bonus” là tiền thưởng chuyên cần.
The company gives us more productivity performance bonus.
Công ty tặng thêm tiền thưởng năng suất làm việc cho chúng tôi.
8. Nest egg /nest eɡ/: tiền tiết kiệm
As soon as Jenny was born we started a nest egg to help pay for her university fees.
Kể từ khi Jenny ra đời chúng tôi bắt đầu để dành tiền sau này con bé học Đại học.
9. Severance (pay) /ˈsev.ər.əns/: trợ cấp thôi việc
Employers are required to pay severance pay after an employee is terminated.
Các ông chủ phải trả tiền trợ cấp thôi việc sau khi một nhân viên bị thôi việc.
10. Unemployment benefit / compensation /ʌnɪmˈplɔɪmənt ˈbɛnɪfɪt / ˌkɒmpɛnˈseɪʃən/: Trợ cấp thất nghiệp
Mary has been on unemployment benefit for six months.
Mary đã được nhận trợ cấp thất nghiệp trong sáu tháng.
Thái Hải (SSDH) – Theo Đại Kỷ Nguyên
Tiền là "money", ai học tiếng Anh cũng biết vậy, nhưng "tiền chùa", tiền thách cưới hay tiền phạt vi phạm giao thông sẽ được nói thế nào?
Tiền mặt tiếng Anh là "cash", bao gồm tiền giấy "paper money" và tiền xu "coin". "Tiền giấy" ở các quốc gia khác nhau có thể có tên gọi khác nhau như "notes" (Anh) và "bill" (Mỹ). Ví dụ, tờ $10 gọi là "a $10 bill".
Hồi được học bổng thạc sĩ ở Mỹ, tôi nhận được ba khoản chính là "tuition fee", "airfare" và "allowance". Đây cũng là 3 loại "tiền" khác nhau, gọi là: học phí, vé máy bay, và tiền ăn ở hàng tháng.
Trong kinh tế học, tiền của các nước gọi là "currency" (dịch tiếng Việt là "tiền tệ"). Tiền dùng để "đẻ ra tiền" gọi là tư bản - "capital". Tư bản này tạo ra tiền lãi, có tên gọi riêng là "yield". Còn khi tiền được mang đi đầu tư, nó có cái tên mỹ miều là "investment", lợi nhuận từ đầu tư thì người ta gọi là "return". Dân kinh tế học về tỷ suất đầu tư ROI - viết tắt của "return on investment". Số tiền tuyệt đối mà người kinh doanh thu về sau khi trừ vốn (capital) thì gọi là "profits" - lợi nhuận.
Nói đến đầu tư, người ta thường nghĩ đến tiền của một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, gọi là "FDI" - Foreign Direct Investment (vốn đầu tư nước ngoài). Ngoài ra, các nước phát triển có thể hỗ trợ nước đang phát triển "tiền" để phát triển, tiền này gọi là ODA - Official Development Assistance (Vốn hỗ trợ phát triển chính thức). Nếu một chính phủ hỗ trợ cho ngành nghề cần ưu tiên, ví dụ trợ cấp nông nghiệp, tiền trợ cấp này gọi là "subsidy".
Tiền ảo, hay tiền điện tử được gọi là "cryptocurrency", gọi tắt là "crypto". Và từ "tài chính" - "finance" thật ra cũng có nghĩa là tiền. Cụm "have a good finance" có nghĩa là tài chính ổn định.
Tiền có được khi mình đi vay ngân hàng thì gọi là "loan" (phát âm là /loʊn/). Nhưng khi vay nợ người thân thì nó là "debt". Còn khi bạn có tiền gửi ngân hàng, tiền đó gọi là "bank deposit" - tiền gửi ngân hàng. Tiền lãi bạn nhận được thì gọi là "interest" - từ này có 2 âm tiết /ˈɪn- trɪst/, nghe hơi giống "in-tris".
Khi bạn đi làm, số tiền bạn kiếm được gọi là "income" (thu nhập). Tiền lương nhận theo tháng được gọi là "salary" (hoặc monthly income), còn lương theo tuần là "wage" (hoặc weekly income). Khi kiếm được nhiều tiền, bạn phải trả thuế, tiền này gọi là "tax". Và khi về già, bạn nhận được tiền lương hưu, gọi là "pension".
Tiền dùng để hỗ trợ ai đó khó khăn thì gọi là "aid". Còn khi bạn dùng tiền cho từ thiện (charity) thì tiền đó gọi là "donation". Ngày tết hay ngày rằm, bạn đi chùa và muốn "cúng dường" thì tiền đó gọi là "offering".
Khi đi đám cưới, bạn có thể mừng phong bì. Tiền mừng cưới tiếng Anh là "wedding monetary gift" (vì bản chất nó là món quà cưới), hoặc đơn giản là "a wedding gift". Nếu "lười", bạn có thể nói "wedding money", nhưng nghe mất hẳn lãng mạn đi.
Ở một số vùng, chú rể phải mang đến nhà cô dâu một khoản tiền trước khi cưới, gọi là "tiền thách cưới" - tiếng Anh là "dowry".
Còn tiền phúng viếng thì không dùng từ "funeral money" (tiền đám ma), mà có một từ chính xác hơn nhiều là "condolence money" - "tiền chia buồn". Còn nếu bạn vi phạm luật giao thông và bị phạt thì tiền đó gọi là "fine". Khi bọn bắt cóc đòi tiền chuộc, tiền chuộc gọi là "ransom".
Tiền để mua một đơn vị hàng hóa, dịch vụ thì gọi là "price". Tiền bạn được giảm khi mua hàng gọi là "discount". Nếu bạn mua hàng xong, người bán hoàn lại tiền mặt cho bạn, tiền mặt đó được gọi là "rebate". Khi mua đất, mùa nhà, mua xe, nếu bạn trả tiền một cục thì gọi là "lump sum", còn nếu trả thành nhiều lần thì tiền đó gọi là "installments". Nhưng nếu bạn ưng rồi mà chưa ký hợp đồng, sau đó đổi ý và có thể mất tiền đặt cọc, tiền này gọi là "deposit".
Ở Việt Nam, một số người hay nhắc tới "tiền chùa". Từ này có tiếng lóng (slang) tương ứng trong tiếng Anh là OPM - viết tắt của "Other People's Money" - tiền của người khác.
Chuyên gia đào tạo nghe nói và phát âm tiếng Anh
Liệu bạn đã biết các phương tiện di chuyển hằng ngày của mình trong tiếng Trung là gì chưa? Hãy cùng Trung tâm tiếng Trung Yuexin tìm hiểu về tên gọi của các loại phương tiện trong tiếng Trung nhé!