Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Đưa trẻ đi tiêm đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh nào cũng cảm thấy ám ảnh trước cảnh chen nhau, chờ đợi quá lâu tại các cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện. Tình trạng quá tải tại các Trung tâm tiêm phòng khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại, không đưa con em đi tiêm trở lại theo đúng lịch, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.
Tại TPHCM, nhiều cha mẹ có con nhỏ đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để tiêm phòng cho trẻ. Bởi dịch vụ tiêm ngừa ở CarePlus có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Khám tư vấn trước khi tiêm: Trước khi tiếp nhận phiếu đăng ký tiêm phòng, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe bình thường. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích rõ ràng, như bé cần tiêm mũi gì, công dụng của vacxin, bao giờ tiêm nhắc lại… Qua đó, cha mẹ cập nhật thêm thông tin và kiến thức tiêm ngừa cho trẻ.
- Tiêm ngừa: CarePlus Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và thiếu niên, thuốc tiêm ngừa được bảo quản nghiêm ngặt, các mũi tiêm cho trẻ được thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Y Tế.
- Theo dõi sau tiêm ngừa: Tại CarePlus có trang bị sân chơi an toàn để trẻ vui chơi trong thời gian 30 phút sau tiêm. Khu theo dõi sau tiêm sạch sẽ, vô trùng.
Cha mẹ hoàn toàn an tâm khi tiêm phòng cho trẻ tại CarePlus
Với mục đích mong muốn tất cả gia đình đều có thể an tâm đưa trẻ đi tiêm vacxin, CarePlus luôn nỗ lực hết mình xây dựng dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ an toàn, thoải mái và nhanh chóng. Ngoài ra, CarePlus Việt Nam cũng đang cung cấp dịch vụ tiêm ngừa cho người lớn.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
- Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ.
- Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh. Nền Y học khuyến cáo tiêm chủng là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả.
Tiêm chủng là đưa một lượng vacxin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.
Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ để không bỏ sót bất kỳ mũi nào
Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
- Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
- Đo nhiệt độ tại nách, thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.
- Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch.
- Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
Nên tiêm phòng cho trẻ nên tiêm sáng hay chiều?
Nhiều người cho rằng nên tiêm vacxin buổi sáng thì sẽ tốt hơn buổi chiều. Thế nhưng tiêm vacxin buổi sáng chỉ xuất hiện tác dụng phụ (nếu có) sớm hơn. Tuy nhiên thực tế, phản ứng sau tiêm vắc xin thường xuất hiện trong vòng 24h đầu đến trong vòng 07 ngày đầu sau tiêm hoặc muộn hơn. Vì thế theo các chuyên gia, bố mẹ có thể tiêm ngừa cho bé sáng hay chiều đều được.
Các vacxin khi tiêm phòng cho trẻ 5 tuổi, nếu không đúng lịch hẹn có làm mất tác dụng không?
Khi đến 5 tuổi, trẻ có rất nhiều mũi tiêm cần nhắc lại. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà bố mẹ có thể không đưa trẻ đến tiêm đúng hẹn được. Vậy điều này có gây ảnh hưởng gì không?
Thông thường khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắc xin cùng loại là 4 tuần và không có khoảng cách tối đa. Vì thế nếu không tiêm đúng lịch, bố mẹ không nên quá lo lắng mà nên tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt.
Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?
Câu trả lời là “không nên”. Để tránh nhiễm trùng vết tiêm, bố mẹ không nên xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì.
Ngay hôm nay, để đặt hẹn tiêm phòng hoặc cập nhật lịch tiêm chủng 2020 mới nhất, bố mẹ vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:
Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.
CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group
Nguồn ảnh tham khảo tại trang babytown
TIÊM CHỦNG CHO TRẺ Ở NHẬT – 子供の予防接種 (こどものよぼうせっしゅ)
Tiêm chủng cho trẻ là một việc hết sức quan trọng và cần làm đối với tất cả các bố mẹ đang nuôi con ở Nhật, vì theo luật pháp Nhật Bản có 9 loại vắc xin ngừa bệnh là bắt buộc phải tiêm đối với trẻ em.
Tiêm chủng được lên lịch và thực hiện chủ yếu trong giai đoạn trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi (trước khi vào cấp I). Vì vậy các bố mẹ hãy chuẩn bị những kiến thức và thông tin cơ bản để thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ nhé.
Ở Nhật, tiêm chủng được chia làm 2 loại:
Loại 1: Tiêm chủng định kỳ (定期予防接種―ていきよぼうせっしゅ) – hay còn gọi là tiêm chủng bắt buộc. Là những chủng ngừa mà theo quy định mang tính pháp luật của Bộ Y tế Nhật – trẻ em nào cũng bắt buộc phải được tiêm theo từng thời kỳ nhất định. Tiêm chủng định kỳ cho trẻ thường được miễn phí.
Loại 2: Tiêm chủng tự nguyện (任意予防接種―にんいよぼうせっしゅ). Là những chủng ngừa được tiêm theo nguyện vọng cá nhân, không mang tính bắt buộc. Tiêm chủng tự nguyện thường phải tự phí.
II. CÁC MŨI TIÊM CHỦNG VÀ SỐ LẦN TIÊM
Tiêm chủng định kỳ gồm các vắc xin phòng các bệnh sau:
⇒ Tổng cộng tiêm chủng định kỳ gồm 9 loại vắc – xin ; phòng ngừa 13 loại bệnh.
Gồm các vắc xin phòng các căn bệnh còn lại như: Cúm, Quai bị, Tiêu chảy, Sốt rét, Thương hàn,Viêm gan A v.v. Mặc dù là loại vắc xin tự nguyện – không bắt buộc và phải tự phí, tuy nhiên nó cũng khá quan trọng. Vì vậy bạn hãy tham khảo lời khuyên bác sĩ để biết nên tiêm các loại vắc xin tự nguyện nào giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Các vắc xin tự nguyện thường được tiêm cho trẻ gồm:
(*) Ghi chú: Vắc xin ngừa virut Rota có 2 loại.
Loại số 1 (tiếng Nhật gọi là 1 価)- có tên gọi là Rotarix (ロタリックス)
Loại số 5 (tiếng Nhật gọi là 5価) – có tên gọi là Rotateq (ロタテック)
Sau khi sinh và làm các thủ tục khai sinh cho bé ở Cơ quan hành chính -役所, trong vòng 1 tháng bạn sẽ nhận được từ 役所 các Giấy tờ chi tiết liên quan đến Tiêm chủng cho trẻ.
Các Giấy tờ về cơ bản gồm: Tài liệu giới thiệu lợi ích của tiêm chủng; Các loại tiêm chủng (Tiêm chủng định kỳ và Tiêm chủng tự nguyện); Lịch tiêm chủng (予防接種スケジュール); Phiếu tiêm chủng định kỳ miễn phí (接種券(せっしゅけん)); Danh sách các bệnh viện/ phòng khám nhi trong vùng có thể thực hiện tiêm chủng…
Như vậy, bạn có thể xem Lịch tiêm chủng cho bé trong bộ Tài liệu của役所 gửi. Ngoài ra, trong cuốn Sổ tay Mẹ và Bé (母子手帳) cũng có Lịch tiêm chủng do Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản đề xuất – bạn có thể xem thêm.
Mình sẽ đưa ra Lịch tiêm chủng cho trẻ từ khi sinh đến trước 1 tuổi để các bạn tham khảo.
Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, mình sẽ để đường link bên dưới (Vì lịch tiêm chủng đầy đủ kéo dài đến tận khi bé hơn 10 tuổi, nên khá dài và nhiều thông tin, không thể đưa hết vào bài.)
◊ Lịch tiêm chủng cho trẻ từ khi sinh đến trước 1 tuổi:
Theo lịch của Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản đề xuất. Nguồn ảnh từ trang こそだてハック
Như vậy, trong năm đầu, thông thường bé sẽ được tiêm 6 loại vắc xin (5 loại định kỳ và 1 loại tự nguyện), thời gian bắt đầu từ khi bé được 2 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi. Lịch chi tiết từng tháng bạn có thể tham khảo thông tin trong bảng.
Thời kỳ trẻ 1 tuổi: Sẽ tiêm lần 4 các mũi Hib, Viêm phổi tụ cầu, Vắc xin tổng hợp DPT-IPV. Tiêm Vắc xin Thủy đậu (lần 1+2), Vắc xin MR (lần 1). Với các mũi tự nguyện: có thể tiêm vắc xin Cúm và Quai bị (lần 1)
Thời kỳ trẻ từ 2-6 tuổi (trước khi vào Cấp I): Sẽ tiêm vắc xin MR (lần 2), Vắc xin viêm não Nhật Bản (lần 1+2+3). Với các mũi tự nguyện: có thể tiêm vắc xin Quai bị (lần 2), vắc xin Cúm (tiêm hàng năm).
Thời kỳ trẻ từ 9 tuổi trở lên: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản (lần 4), với bé gái tiêm Vắc xin HPV (lần 1+2+3). Vớ các mũi tự nguyện: Có thể tiêm vắc xin Cúm hàng năm.
◊ Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ – do Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản đề xuất (Bản cập nhật ngày 1/8/2018), bạn hãy xem ở đây.
♦ Về việc đảm bảo lịch tiêm cho trẻ, trong cuốn Sổ tay Mẹ và Bé có các trang để ghi Nhật ký Tiêm chủng (予防接種の記録) cho bé. Mỗi lần tiêm xong loại vắc xin nào, mũi thứ mấy bác sĩ đều ghi lại cẩn thận, vì vậy bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc quên hay bỏ sót lịch tiêm cho bé.
Như mình đã nói ở trên, các vắc xin tiêm chủng định kỳ (bắt buộc) sẽ được miễn phí. Bạn sẽ nhận được các Phiếu tiêm chủng miễn phí (接種券) từ cơ quan hành chính địa phương- 役所. Khi đưa trẻ đi tiêm, bạn phải mang theo các Phiếu này để được miễn phí.
Còn các vắc xin tiêm chủng tự nguyện sẽ phải tự phí. Tuy nhiên hàng năm tùy vào tình hình cung cầu mà giá cả có thay đổi – không cố định. Hoặc cũng có trường hợp Bộ Y tế Nhật xem xét và chuyển một số loại vắc xin tự nguyện (mất phí) sang vắc xin định kỳ (miễn phí), vì vậy bạn hãy xem kỹ các tài liệu nhận được từ 役所 để biết hiện tại những vắc xin nào là vắc xin tự nguyện. Ngoài ra nếu muốn biết về mức giá hiện tại của các vắc xin tự nguyện, bạn hãy hỏi phòng khám trước khi cho trẻ đi tiêm.
Sau đây là bảng giá tham khảo 1 số loại vắc xin tự nguyện:
(Nguồn tham khảo tại trang こそだてハック)
V. TỪ VỰNG VỀ TIÊM CHỦNG CHO BÉ
Mình đã liệt kê một số từ vựng liên quan đến tiêm chủng cho bé: gồm tên các loại bệnh, tên các vắc xin, các loại mũi tiêm .v.v. để các bạn tiện tham khảo và có thể sử dụng để trao đổi với bác sỹ về tiêm chủng cho bé.
Các bạn hãy xem chi tiết ở đây.