Người Hưởng Lương Hưu Cao Nhất Việt Nam

Người Hưởng Lương Hưu Cao Nhất Việt Nam

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay, ông P.P.N.T. (ở TPHCM) là người đang có mức lương hưu cao nhất cả nước. Đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay, ông P.P.N.T. (ở TPHCM) là người đang có mức lương hưu cao nhất cả nước. Đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

THẬN TRỌNG KHI SO SÁNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC

Trước đó, 13 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị đưa tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%.

Về kiến nghị này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, mức đóng bảo hiểm xã hội (tỷ lệ đóng và mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong các mối quan hệ như: Tương quan, phù hợp với mức hưởng; giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng; giữa thời gian đóng - hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ; nguyên tắc chia sẻ chủ yếu đối với các chế độ ngắn hạn.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội chỉ được cân nhắc điều chỉnh tăng có lộ trình trong Luật bảo hiểm xã hội 2007. Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đến dự thảo Luật (sửa đổi) hiện nay đều không xem xét đến vấn đề này, để đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tương đương một số nước như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…, nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, thậm chí cao nhất trên thế giới.

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Như vậy, hiện nay tỷ lệ tích lũy, tức tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng với một năm đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam bình quân là 2,14% đối với nam và 2,5% đối với nữ, trong khi các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ là 1%; bình quân của thế giới cũng chỉ khoảng 1,7%.

Liên quan đến vấn đề này, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết, không tính bảo hiểm y tế thì tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam là 27,5% tiền lương tháng.

Theo bà, đây là mức tương đồng các quốc gia thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội cung cấp các chế độ an sinh tương tự như Việt Nam. Một số nước có mức đóng thấp hơn nhưng đồng thời các chế độ hệ thống cung cấp ít hơn rất nhiều. Nếu không đóng góp vào quỹ, chủ sử dụng lao động phải chi trả một số chế độ cho người lao động khi gặp rủi ro.

Ví dụ, Malaysia với mức đóng 26,7%, chỉ thấp hơn Việt Nam 0,8% nhưng chế độ ốm đau, thai sản do người sử dụng lao động trực tiếp chi trả. Hoặc ở một số nước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả. Tuy nhiên, việc để người sử dụng lao động chi trả sẽ khó giám sát, đánh giá, thậm chí xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng, theo một số tiêu chuẩn lao động quốc tế, các chế độ này tốt nhất nên được chi trả qua hệ thống đảm bảo sự chia sẻ và minh bạch.

Tại Việt Nam, tất cả chế độ an sinh đều được chi trả qua hệ thống Bảo hiểm xã hội và được Chính phủ, Quốc hội, xã hội giám sát. Do đó ILO lưu ý cần hết sức cẩn trọng khi so sánh mức đóng.

CÓ DOANH NGHIỆP TÁCH THÀNH 100 KHOẢN PHỤ CẤP, PHÚC LỢI ĐỂ "NÉ" ĐÓNG BẢO HIỂM

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện Việt Nam theo mô hình tính mức hưởng trước nên mức đóng luôn phải đuổi theo, nhằm cân đối độ bền của Quỹ hưu trí tử tuất, các hiệp hội đang so sánh với nhiều nước có mô hình đóng - hưởng bảo hiểm xã hội không tương đồng với nước ta.

Tỷ lệ đóng cao và tỷ lệ hưởng cao, nhưng lương hưu thực tế của người lao động lại thấp. Năm 2022, mức lương hưu bình quân hằng tháng chỉ đạt 5,4 triệu đồng do nguyên nhân là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội rất thấp. Thống kê năm 2022, tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chỉ đạt 5,7 triệu đồng/tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định từ năm 2018 trở đi, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm tổng mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ổn định, thường xuyên được ghi trong hợp đồng lao động, nhằm từng bước tiệm cận tiền lương, thu nhập thực tế của lao động.

Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thực tế nhiều doanh nghiệp thực thi không đầy đủ, tách thu nhập của người lao động thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.

Nhiều doanh nghiệp tồn tại ba loại thu nhập: Loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, loại để quyết toán và thu nhập thực tế.

“Có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp lẫn phúc lợi và cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm xã hội”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lý giải.

Về nguyên tắc mức hưởng chế độ hưu trí được xác định trên hai yếu tố là thời gian đóng (để tính ra tỷ lệ hưởng), và mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, hiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất điều chỉnh giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, để nhiều người lao động được hưởng lương hưu hơn.

Tuy nhiên, dự thảo Luật không đề xuất việc tăng mức đóng, cũng như không đề xuất giảm tỷ lệ hưởng lương hưu để bù đắp việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp này.

Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp đặt vấn đề giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, đồng nghĩa với việc phải xem xét giảm tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (tỷ lệ hưởng lương hưu).

Từ đó, dẫn đến giá trị thực mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ thấp hơn so với thời gian đóng tối thiểu 20 năm. Vì thế không phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.

Từ những so sánh nêu trên cho thấy rất khó để đánh giá mức đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam là cao hay thấp so với các quốc gia khác.

“Việc đánh giá tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cần được xem xét gắn với mô hình bảo hiểm xã hội tại mỗi nước, mối quan hệ giữa mức đóng với quyền lợi hưởng các chế độ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thị trường lao động, chi phí lao động”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin.

Cả nước có 471 người hưởng lương hưu hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, trong đó người cao nhất 124,7 triệu đồng, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Người hưởng lương hưu cao nhất cư trú tại TP HCM, từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc của một doanh nghiệp, nghỉ hưu tháng 4/2015 với mức lương hưu 87,3 triệu đồng. Đến tháng 6/2023, tiền hưởng của ông là 124,7 triệu mỗi tháng sau năm lần nhà nước điều chỉnh lương hưu.

Chênh lệch mức tiền đóng BHXH và lương hưu của một cô giáo mầm non với lãnh đạo doanh nghiệp FDI theo thống kê vào năm 2017. Đồ họa: Tiến Thành

Người đàn ông này có 23 năm tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), luôn đóng ở mức cao nên tiền lương hưu cũng cao theo nguyên tắc đóng - hưởng. Cụ thể trước năm 2007, có thời điểm tiền lương đóng của ông hơn 200 triệu đồng mỗi tháng do giai đoạn này chưa quy định mức trần tiền đóng BHXH.

Từ năm 2008, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 khống chế tiền đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Giai đoạn tháng 1/2007 đến 3/2015, người này luôn đóng BHXH từ 15,4 đến 23 triệu đồng mỗi tháng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết có 382 người hưởng lương hưu 20-30 triệu đồng; 80 người hưởng 30-50 triệu và 9 người hưởng trên 50 triệu đồng mỗi tháng. Những người này đều làm việc trong công ty tư nhân, liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Họ đóng BHXH theo tiền lương thực hưởng bằng ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam ở mức cao nhất.

Khoảng 1,9 triệu người, chiếm 70% tổng số người hưởng lương hưu cả nước, đang hưởng 3-7 triệu đồng mỗi tháng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội. Hơn 67.300 người hưởng lương hưu dưới chuẩn nghèo (chuẩn nghèo thành thị là 2 triệu đồng). Ngoài lương hưu, người già sau tuổi nghỉ hưu có thêm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí với mức hưởng 95% khi khám chữa bệnh.

Người Hà Nội thể dục ở vườn hoa Thành Công (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Thành

Tiền lương hưu cao hay thấp phụ thuộc vào số năm đóng và mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Để rút khoảng cách lương hưu giữa người đóng cao với đóng thấp, luật hiện hành quy định tiền lương tính đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, tức 29,8 triệu đồng và tăng lên 36 triệu khi lương cơ sở tăng từ ngày 1/7.

Thống kê năm 2022, tiền lương tính đóng BHXH bình quân toàn hệ thống là 5,73 triệu đồng, bằng 76% thu nhập trung bình của lao động làm công hưởng lương. Doanh nghiệp FDI có mức tiền lương tính đóng BHXH cao nhất và thấp nhất thuộc về khối dân doanh.

Cơ quan quản lý ghi nhận tình trạng doanh nghiệp tách hoặc chuyển các khoản phụ cấp sang phúc lợi khác để không phải tính đóng BHXH. Vì thế tiền lương đóng BHXH hiện chỉ nhỉnh hơn lương tối thiểu, cộng 5-7% phụ cấp nặng nhọc, độc hại, hoặc lao động qua đào tạo nghề.

Mức đóng này khiến lương hưu rất thấp. Ví dụ, doanh nghiệp trả cho lao động 20 triệu đồng nhưng đóng BHXH trên nền lương 5 triệu. Nếu đóng đủ năm và nghỉ hưu đúng tuổi, người đó chỉ được hưởng tối thiểu 45% và tối đa 75% bình quân toàn bộ quá trình đóng.

Để khắc phục tình trạng trên, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra hai phương án tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH hàng tháng, áp dụng với lao động khu vực doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng.

Phương án một giữ nguyên quy định hiện hành. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH gồm lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong hợp đồng lao động. Điều này gây thiệt cho lao động bởi quá trình làm việc các khoản trên đều thay đổi.

Phương án hai là tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo cách này, tiền được tính đóng BHXH bao gồm cả khoản xác định được trước lẫn biến động trong quá trình làm việc của lao động. Như vậy, nền tiền lương đóng BHXH của người lao động sẽ được nâng lên để hưởng lương hưu cao hơn.

Từ ngày 14/8, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước bắt đầu chi trả lương hưu tháng 8, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng theo mức hưởng mới, tăng thêm tiền cho người hưởng lương hưu.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay, ông P.P.N.T. (ở TP.HCM) là người đang có mức hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam. Đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

Từ ngày 1/7/2023, lương hưu được điều chỉnh tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Theo Nghị định số 42, từ ngày 1/7, lương hưu, trợ cấp BHXH của ông T. sẽ được tăng thêm 12,5%.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2023/TT-BLĐTBXH, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định mới = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,125.

Như vậy, từ tháng 7/2023, theo quy định mới, mức hưởng lương hưu của ông T. sẽ là hơn 140 triệu đồng/tháng. So với trước thời điểm điều chỉnh, lương hưu của ông T. tăng hơn 15,5 triệu đồng.

Ông T. là người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam, với mức sau điều chỉnh từ tháng 7/2023 là hơn 140 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, trong kỳ chi trả lương hưu tháng 7, cơ quan bảo hiểm xã hội đã thông tin người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 7 tạm thời thực hiện theo mức hưởng tháng 6/2023. Người dân sẽ nhận lương hưu tháng 8 theo mức hưởng mới và phần truy trả chênh lệch tăng thêm của tháng 7.

Như vậy, trong kỳ chi trả lương hưu tháng 8/2023, ông T. sẽ nhận lương hưu theo mức mới là hơn 140 triệu đồng/tháng và truy trả chênh lệch tăng thêm của tháng 7 là hơn 15,5 triệu đồng. Tổng số tiền ông T. sẽ nhận được trong kỳ chi trả lương hưu tháng 8 này là hơn 155,5 triệu đồng - là mức hưởng lương hưu tháng 8 cao nhất Việt Nam.

Thông tin thêm về người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty liên doanh.

Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng. Sau 5 lần điều chỉnh lương hưu của Nhà nước, đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là hơn 124,7 triệu đồng/tháng.

Sau lần điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng 7/2023, mức lương hưu của ông T. tiếp tục tăng lên hơn 140 triệu đồng/tháng, tiếp tục giữ vững "danh hiệu" người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam.