Nữ Sinh 12 Tuổi Đạt 8.5 Ielts

Nữ Sinh 12 Tuổi Đạt 8.5 Ielts

Sáng 1/1, Nguyễn Thanh Mai, học sinh một trường song ngữ ở Hà Nội, nhận được kết quả thi IELTS. 12 tuổi, ở lần thi đầu tiên, Mai đạt 8.5, trong đó Listening 9.0, Reading 8.5, Speaking 8.0 và Writing 7.5.

Sáng 1/1, Nguyễn Thanh Mai, học sinh một trường song ngữ ở Hà Nội, nhận được kết quả thi IELTS. 12 tuổi, ở lần thi đầu tiên, Mai đạt 8.5, trong đó Listening 9.0, Reading 8.5, Speaking 8.0 và Writing 7.5.

Hiểu đúng mục đích của việc học

Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong học tập và công việc, Lê Thị Thu Hà (cựu sinh viên trường Đại học Ngoại Thương) đã vạch ra một kế hoạch ôn luyện bài bản với mong muốn sử dụng chứng chỉ IELTS để đảm bảo cho mình một suất học tại ngôi trường đại học mơ ước.

Trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Thu Hà cho biết, bản thân cô nàng đến với tiếng Anh khá muộn so với bạn bè và chỉ bắt đầu học nghiêm túc từ năm lớp 10.

Tuy nhiên, vì được tiếp xúc với ngữ pháp tiếng Anh cực kì bài bản, cùng với đó là cơ hội sử dụng thường xuyên chính là tiền đề quan trọng giúp cô nàng có được năng lực tiếng Anh như hiện tại.

Theo chia sẻ của Thu Hà, có hai yếu tố thiết yếu trong việc học tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung. Thứ nhất, mỗi người cần hiểu rõ mục đích của việc học, bởi tiếng Anh hay ngoại ngữ không chỉ là bằng cấp mà còn là cơ hội mở rộng kiến thức, năng lực và các mối quan hệ xã hội.

Với Thu Hà, học một ngôn ngữ thứ hai chính là dạy cho chúng ta về một nền văn hóa thứ hai, vì ngôn ngữ là một khía cạnh quan trọng của văn hóa. Khi học chúng ta sẽ hòa mình vào văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới. Thực hành tiếng Anh thông qua các bộ phim hay chương trình nước ngoài, thậm chí là giao tiếp với người bản ngữ sẽ giúp hiểu về văn hóa của họ.

Là một người có sở thích “xê dịch”, cô nàng vui vẻ nói: “Học tiếng Anh cho phép tôi được đặt chân đến các quốc gia trên toàn cầu và tương tác với người dân, các nền văn hóa ở đó. Sau mỗi chuyến đi, tôi học được nhiều điều, quan điểm của của tôi cũng từ đây mà ngày càng độc đáo”.

Tiếng Anh còn được biết đến là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học thuật ở hầu hết các trường đại học hiện nay. Do vậy, học tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội vì hầu như các ngành nghề trong xã hội đều phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ này, nhiều công việc đòi hỏi sự lưu loát tiếng Anh.

“Trên thực tế, nhu cầu tìm kiếm nhân lực có thể nói nhiều hơn một ngôn ngữ đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Ngay cả khi tiếng Anh không bắt buộc, nó cũng là một kỹ năng có giá trị giúp chúng ta có nhiều bước tiến trong sự nghiệp và cuộc sống”, nữ sinh bộc bạch.

Ta còn nhớ một Thomas Alva Edison để có thể chế tạo ra một chiếc đèn điện vừa ý, mang ánh sáng cho Nhân dân đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại, bao sự cố ngoài tầm kiểm soát nhưng ông vẫn kiên định với việc làm của mình. Một nhà văn Nam Cao phải viết đi viết lại hàng chục tập bản thảo mới có một tác phẩm vàng dội trong lòng công chúng...

Vì vậy, để cải thiện tốt kỹ năng ngoại ngữ, điều thứ 2 cô nàng chia sẻ gắn với sự bền bỉ. Bởi lẽ, việc trau dồi ngoại ngữ hay kiến thức trong bất kì lĩnh vực nào cũng cần rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn cùng sự cố gắng.

Thu Hà tâm sự: “Tôi mong muốn giới trẻ hiểu rằng đích đến của việc học tiếng Anh không chỉ dừng lại ở những thành tích lớn lao, mà còn hướng đến tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ để tương tác hiệu quả và phát triển bản thân trong một thế giới toàn cầu hóa".

Nữ sinh cho biết, điều mà bản thân cô nàng thấy khó nhất trong việc tự học tiếng Anh là thiếu môi trường tiếp xúc và luyện tập, khiến cho nhiều bạn trẻ có thể đọc, viết nhưng khó nghe, nói. Vì vậy cô nàng đã chỉ ra những phương pháp mà nếu không áp dụng thì khó có thể đạt được kết quả tốt như hiện tại.

Thứ nhất, nghe (Listening) là kỹ năng mà Thu Hà cho rằng khá khó để học tập. Cô nàng thường luyện tập bằng cách xem video trên YouTube, xem phim bằng Tiếng Anh, nghe Podcast.

Từ nào nghe chưa rõ, Thu Hà sẽ bật subtitle (phụ đề) để viết lại từ đó và cách phát âm nó vào tập flashcard (thẻ thông tin) của mình. Nữ sinh GenZ cũng thường luyện bài trong bộ Cambridge IELTS và trên một số trang web, sau đó con thống kê kết quả để xác định dạng bài mình gặp nhiều khó khăn và tìm thêm bài dạng đó để luyện.

Thứ hai, kỹ năng đọc (Reading), Thu Hà thường luyện đọc tiếng Anh theo đúng chủ đề, điều này được xem là cách cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh nhanh nhất của cô gái trẻ. Cùng với đó, nữ sinh thường đọc các báo Tiếng Anh, đọc sách song ngữ và sách bằng tiếng Anh.

Khi gặp từ mới, từ hay, cô nàng chủ động ghi chú lại ý nghĩa, cách phát âm và cách sử dụng từ. Thu Hà cũng cố gắng vận dụng tối đa hiệu quả qua bộ sách tiếng Anh để rèn luyện kỹ năng này.

Thứ ba, kỹ năng nói (Speaking), Thu Hà chia sẻ đây là phần khá là “khó nhằn”. Bởi lẽ, để đạt điểm cao không chỉ cần phát âm đúng, ngữ điệu tốt, vốn từ rộng mà còn cần có cả luận điểm sát với câu hỏi và cách triển khi các ý hợp lý.

Với môi trường lý tưởng xung quanh, Thu Hà thường luyện nói theo chủ đề cùng những người bạn thân và đồng nghiệp của mình. Khi nói Hà cố gắng nói liên tục, không ngắt quãng và sử dụng chính những từ, cụm từ đã ghi lại trong bộ ghi chú của mình.

Thứ tư, kỹ năng viết (Writing), nhiều bạn khi học tiếng Anh luôn ngại luyện viết vì kỹ năng này có vẻ khó hơn. Việc bắt tay luyện tiếng Anh từ việc nhỏ nhất như phân tích đề bài, lên ý tưởng, làm dàn ý đến chỉnh sửa bài và kiểm tra lỗi.

Do đó, Thu Hà luôn đặc biệt học kĩ ngữ pháp và chính tả để đảm bảo không viết sai. Khi được giáo viên nhận xét về các lỗi mà bản thân mắc phải trong quá trình viết, cô bạn ghi lại các lỗi vào một quyển vở, suy nghĩ về cách viết đúng, sau đó hỏi lại cô giáo để xin nhận xét. Bên cạnh đó khi đọc sách, báo bằng tiếng Anh, nữ sinh cố gắng ghi nhớ các thông tin thú vị để sử dụng làm luận điểm cho bài viết của mình.

Chia sẻ thêm, Thu Hà cho biết bản thân mong muốn có thể được làm việc trong một môi trường giáo dục nơi mình có thể giúp các bạn trẻ định hướng và xác định chính xác điều mình muốn và những mục tiêu trong tương lai.

Từ đó sẽ xây dựng một cộng đồng nơi các bạn trẻ có thể tìm đến để chia sẻ những khúc mắc trong các vấn đề về học tập và sức khỏe tâm lý, giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết trong hành trang vào đời.

“Mục tiêu trước mắt của tôi trong năm 2024 là hoàn thành khóa học Thạc sỹ tại Anh, tìm kiếm cơ hội làm việc trong lĩnh vực giáo dục tại nước ngoài để có thêm những góc nhìn mới, trước khi trở về Việt Nam và ứng dụng những kiến thức cũng như kinh nghiệm học được vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà”, Thu Hà nói.