Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm của phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tiếp giáp với đó là một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hải Phòng.
Tại đây cũng chính là vùng đất nổi tiếng về nhiều di tích lịch sử có giá trị lịch sử cao như đền thờ Chu Văn An, đền Kiếp Bạc hay Chùa Côn Sơn,…đồng thời với đó là rất nhiều đặc sản nổi tiếng mà ai ai cũng phải biết đến như bánh đậu xanh, vải thiều hay bánh gai,… Chính vì vậy, nhất định bạn phải ghé thăm Hải Dương một lần nhé!
Tỉnh Hải Dương có địa hình nghiêng và có độ thấp dần từ phía Tây xuống phía Đông Nam. Diện tích núi đồi chiếm gần đến 11% tổng diện tích tự nhiên của vùng đất, còn lại là đồng bằng sẽ chiếm 89%.
Hải Dương là vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình trong mỗi mỗi năm giao động từ 1300 – 1700mm. Nhiệt độ trung bình ở ngưỡng 23,3°C. Số giờ nắng trong năm ;à 1.524 giờ. Độ ẩm trung bình dao động từ 85 đến 87%. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Hải Dương thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, bao gồm các cây lương thực, thực phẩm và các cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây vụ đông.
Căn cứ theo thông tin từ Bộ Thông tin & Truyền thông thì bắt đầu từ ngày 17/6/2019 sẽ hoàn tất việc chuyển đổi mã vùng trên 64 tỉnh/thành phố trên cả nước. Theo đó Hải Dương sẽ có mã vùng là 220 mà trong khi đó mã vùng cũ trước kia là 320.
Nói tóm lại với câu hỏi Hải Dương miền nào của Tổ Quốc thì chính là ở miền Bắc, vùng đất sông Hồng phù sa, màu mỡ.
Đến nay, Hải Dương có 2 thành phố, 10 huyện, 4 xã và 17 phường
Trên đây là các thông tin liên quan đến vùng đất Hải Dương. Mephuot.com hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ được giải đáp câu hỏi Hải Dương ở đâu, Hải Dương có mấy thành phố, để từ đó những thông tin này sẽ phục vụ bạn trong quá trình học tập và làm việc nhé!
Mục tiêu phát triển đến năm 2030 Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc; một trong những cực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8% - 9%/năm; tỷ trọng GRDP của công nghiệp và xây dựng khoảng 72,7%; dịch vụ khoảng 21,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 1,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,0%.
GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 346,6 triệu đồng/người. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD; nhập khẩu khoảng 42 tỷ USD.
Đến năm 2050, Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới; là thành phố xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc; nâng cao vai trò quảng bá và giới thiệu hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế.
Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến, tham gia chuỗi giá trị; nâng cao năng suất, hiệu quả và tận dụng tối đa quỹ đất; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát triển nông nghiệp đô thị, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Hải Dương được biết đến là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử lâu đời và cũng chính là vùng đất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nơi đây gắn liền với các công trình kiến trúc cổ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, sẽ có nhiều bạn còn đang thắc mắc liệu Hải Dương nằm ở đâu, thuộc miền nào và có mấy Thành phố? Tất cả câu hỏi đó sẽ được Mephuot.com giải đáp ngay trong bài viết sau, các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Tên gọi Hải Dương chính thức xuất hiện từ năm 1469 . Thời phong kiến, Hải Dương chính là một miền đất rất rộng lớn, phì nhiêu. Phía tây đến Bần Yên Nhân (hiện nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (đến nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (và nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (hiện nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn nằm trong vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã từng đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn của đất nước và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ.
Sau này, Nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đó đổi thành lộ Hải Đông. Nhà Trần sau này lại đổi lại thành lộ Hồng và đổi thành lộ Hải Đông. Sau đó cuối cùng lại đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ, Nam Sách thượng và Nam Sách hạ, hay còn được gọi là Nam Sách Giang.
Đến nay, mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và văn hóa phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh trong thời gian tới là tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.
Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Đồng thời, thực hiện thực chất, hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.
Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bắc Ninh sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, hình thành trung tâm điện tử hàng đầu Việt Nam gắn với công nghệ thông minh, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa để trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của cả nước. Đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo... nhằm nâng cao vị thế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm mua sắm, thương mại và tiêu dùng của vùng Thủ đô; thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển đô thị xanh, bền vững tạo không gian sống lý tưởng để thu hút nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, bền vững; tập trung vào các ngành dịch vụ giá trị cao, có tiềm năng, lợi thế như: dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.