Bờ Biển Ngà hay Ivory Coast có diện tích 322.463 km vuông, nhỏ hơn một chút so với Ba Lan và cũng chỉ lớn hơn một chút so với bang New Mexico của Hoa Kỳ. Bờ Biển Ngà có dân số lên tới 22,7 triệu người. Thủ đô là Yamoussoukro. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp, và các ngôn ngữ khác bao gồm Diula (Dioula), Baule (Baoulé), Dan, Anyin và Senari. Sở hữu số dân đông đúc trên lãnh thổ nhỏ bé nhưng đây lại là quốc gia áp thuế cao nhất thế giới.
Bờ Biển Ngà hay Ivory Coast có diện tích 322.463 km vuông, nhỏ hơn một chút so với Ba Lan và cũng chỉ lớn hơn một chút so với bang New Mexico của Hoa Kỳ. Bờ Biển Ngà có dân số lên tới 22,7 triệu người. Thủ đô là Yamoussoukro. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp, và các ngôn ngữ khác bao gồm Diula (Dioula), Baule (Baoulé), Dan, Anyin và Senari. Sở hữu số dân đông đúc trên lãnh thổ nhỏ bé nhưng đây lại là quốc gia áp thuế cao nhất thế giới.
Bhutan là quốc gia không giáp biển ở châu Á, có biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ. Diện tích của Bhutan là gần 38.400km2, dân số hơn 790.000 người, theo Worldometers. Thủ đô của nước này là Thimphu, cũng là thành phố lớn nhất Bhutan, nằm ở độ cao 2.334m so với mực nước biển.
Maldives là đảo quốc có độ cao trung bình thấp nhất. Với diện tích 298km2, đây cũng là quốc gia nhỏ nhất châu Á và bằng phẳng nhất thế giới. Quốc gia này gồm 26 đảo san hô bao vòng quanh 1.192 đảo nhỏ, trong đó có 200 đảo có người sinh sống, 80 đảo là nơi du lịch nghỉ mát. Theo World Atlas, độ cao địa hình trung bình của Maldives so với mực nước biển chỉ là 1,8m, điểm tự nhiên cao nhất cũng chỉ khoảng 2,4m.
Nếu được thực hiện, đây là sẽ lần đầu tiên Mỹ tăng thuế trong 25 năm qua. Vấn đề này đang nhận được sự quan tâm lớn của giới doanh nghiệp Mỹ. Phần lớn giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ phản đối kế hoạch tăng thuế của ông Biden do lo ngại kế hoạch này cản trở đà phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch.
Trên thực tế, kể cả trước khi tăng thuế, Mỹ vẫn thuộc nhóm nước thu thuế doanh nghiệp cao nhất trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Dưới đây là xếp hạng các quốc gia OECD theo mức thuế doanh nghiệp từ thấp nhất đến cao nhất.
1. Thụy Sĩ (8,5%): Theo MSN, trên giấy tờ, Thụy Sĩ là quốc gia có thuế doanh nghiệp thấp nhất trên thế giới. Doanh nghiệp tại nước này chỉ phải nộp thuế 8,5% ở cấp liên bang. Tuy nhiên, từng bang của nước này lại áp các loại thuế khác, theo đó thuế doanh nghiệp rơi vào khoảng từ 11,9% đến 21,6% tùy vào doanh thu.
2. Hungary (9%): Năm 2017, Hungary giảm thuế doanh nghiệp từ 19% xuống chỉ còn 9% và hiện là quốc gia có thuế doanh nghiệp thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nằm trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thủ tướng Viktor Orbán.
3. Ireland (12,5%): Việc thu thuế doanh nghiệp thấp đã giúp thay đổi bộ mặt Ireland, thu hút nhiều công ty lớn từ khắp nơi trên thế giới. Những doanh nghiệp công nghệ khổng lồ của Mỹ như Google, Facebook và Apple đều chọn Ireland là trung tâm hoạt động tại châu Âu.
4. Lithuania, Canada và Đức (15%): Tại Lithuania, “doanh nghiệp nhỏ” có thể được giảm thêm 5%. Tại Canada, mức thuế thấp đã giúp nước này thu hút đông đảo doanh nghiệp Mỹ. Còn tại Đức, dù thuế cơ bản là 15%, các doanh nghiệp có thể phải nộp thêm thuế tùy từng thành phố.
5. Luxembourg (17%): Luxembourg thu thuế doanh nghiệp ở mức 17%. Tuy nhiên, các công ty có trụ sở tại Luxembourg phải chịu thêm 7% thuế đoàn kết cộng đồng và thuế kinh doanh thành phố 6,75%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp ở Luxembourg có thể phải nộp thuế lên tới 24,94%.
6. Slovenia, Anh, Cộng hòa Séc và Ba Lan (19%): 4 quốc gia châu Âu này cùng áp dụng mức thuế doanh nghiệp 19%. Riêng Anh đang dự kiến tăng thuế lên 25% từ tháng 4/2023 để chi trả cho các chi phí liên quan tới đại dịch Covid-19. Còn tại Cộng hòa Séc, với hệ thống thuế mới áp dụng từ năm 2021, từ mức thuế cơ bản, doanh nghiệp có thể phải nộp thuế 23%.
7. Latvia, Iceland, Estonia và Phần Lan (20%): Thêm 4 quốc gia châu Âu khác áp dùng cùng một mức thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Latvia, trong khi doanh nghiệp lớn chịu thuế 20%, doanh nghiệp nhỏ được hưởng thuế ưu đãi 15%.
8. Sweden (20,6%): Năm 1989, Thụy Điển là một trong những nước áp thuế doanh nghiệp nhất thế giới, lên tới 60,1%. Tuy nhiên, đến năm 2019, mức thuế này đã giảm xuống chỉ còn 21,4% và tiếp tục giảm còn 20,6% từ ngày 1/1/2021. Nhờ đó, Thụy Điển mệnh danh là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thân thiện nhất thế giới.
9. Slovakia và Mỹ (21%): Các cuộc cải cách thuế từ những năm 2000 đã đưa thuế doanh nghiệp của Slovakia xuống còn 21%. Còn tại Mỹ, chính quyền Thống thống Donald Trump đã giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% vào năm 2017. Tuy nhiên, chính quyền mới của ông Biden đang đề xuất tăng thuế lên 28%.
10. Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch và Na Uy (22%): Bất chấp những bất ổn chính trị, Thỗ Nhĩ Kỳ vẫn là điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài nhờ thuế thấp. Cùng áp dụng mức thuế doanh nghiệp 22%, Đan Mạch, Na Uy cũng thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài.
11. Israel (23%): Dù áp thuế cơ bản 23%, Israel hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ nhỏ với việc chỉ thu thuế 6%.
12. Nhật Bản (23,2%): Từ năm 2017, Nhật Bản giảm thuế 3% để hỗ trợ doanh nghiệp tăng lương và áp dụng thuế suất chỉ 20% với doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới. Thuế suất doanh nghiệp tiêu chuẩn của nước này hiện là 23,2%.
13. Hy Lạp và Italy (24%): Năm 2019, Hy Lạp giảm thuế doanh nghiệp từ 28% xuống còn 24%. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khi đó cho biết nước này sẽ giảm thuế xuống còn 20% vào năm 2021, nhưng đến nay chưa được thực hiện do ảnh hưởng của dịch bệnh. Còn tại Italy, ngoài thuế cơ bản 24%, doanh nghiệp phải nộp thêm 3% thuế đô thị.
14. Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Áo (25%): Đây là nhóm quốc gia có thuế doanh nghiệp cao nhất trong OECD. Tuy nhiên, Mỹ có thể soán ngôi 4 nước này nếu kế hoạch thuế của ông Biden được thông qua.
Mức lương trung bình ở mỗi quốc gia là thước đo thể hiện sức mạnh tài chính cũng như mức sống của người dân nước đó. Đó có nghĩa là khi bạn có nhiều tiền hơn để chi tiêu hay tiết kiệm. Mặc dù vậy, lương cao không hẳn đã đồng nghĩa với một cuộc sống tuyệt vời, vì bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố để cân nhắc như thuế, an ninh, phúc lợi xã hội...
Mặc dù thu nhập hàng năm lên tới 47.056 USD, các khoản khấu trừ bắt buộc tại quốc gia này lại lên tới 37,8%. Thực phẩm, hàng hóa, điện, máy móc, du lịch và hóa chất thống trị nền kinh tế ở Hà Lan. Ngoài ra, nó có cảng biển lớn nhất châu Âu nằm tại Rotterdam và vị trí kinh tế chiến lược gần Anh và Đức.
Hàn Quốc là đất nước trả lương cao nhất trong khu vực châu Á và cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ sau những năm 60 đến thập niên 90. Theo thống kê, Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới và nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới, do đó nước này có nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế. Thu nhập trung bình ở đây chỉ là 35.406 USD mỗi năm, nhưng khoản khấu trừ lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ: 12,3%.
Nauy là đất nước rất giàu tài nguyên với dầu, thủy điện, cá và khoáng chất. Đất nước này vận hành một hệ thống phúc lợi xã hội đầy đủ, hiệu quả và miễn phí - nhất là dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chính phủ sở hữu cổ phần đáng kể trong mọi ngành nghề, Nauy cũng tự hào có tỷ lệ thất nghiệp thấp và năng suất lao động cao.
Đây là một trong số ít các quốc gia phát triển tập trung chủ yếu vào xuất khẩu năng lượng ròng với dầu mỏ và khí đốt. Trữ lượng dầu ở đây được chứng minh là lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ả-rập Xê-út. Nó cũng là đất nước xuất khẩu khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp lớn.
Nghành công nghiệp dịch vụ ở đất nước này chiếm tới gần 75% tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, du lịch là lĩnh vực quan trọng khác của Vương quốc khi nó xếp thứ sáu trên toàn thế giới. Ngoài ra, các thành phố như London, Edinburgh cũng nổi danh là những trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Mặc dù vậy, chi phí khấu trừ bắt buộc ở nước này cũng khá cao, lên tới 25,1%.
Đất nước nằm ở châu Đại dương này đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua với mũi nhọn xuất khẩu. Công dân ở đây kiếm được khoảng 44.983 USD với khoản khấu trừ bắt buộc là 22,3%.
Quốc gia này có lĩnh vực sản xuất sôi động với các mặt hàng như dược phẩm, y tế, hóa chất hay các dụng cụ đo lường chính xác. Nền kinh tế của Thụy Sĩ cũng thiên về ngân hàng, bảo hiểm và là điểm đến lý tưởng cho các tổ chức quốc tế. Khoản khấu trừ bắt buộc ở đây là 29,4% - khá cao nên mặc dù tổng thu nhập hàng năm ở đây là 50.242 USD, người dân cũng chỉ nhận được khoảng 35.000 USD.
Các lĩnh vực ngân hàng và tài chính chiếm phần lớn thu nhập của đất nước khi Luxembourg là trung tâm quỹ đầu tư lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Các công ty Internet lớn như Skype, Amazon đều có trụ sở ở đây. Theo đó, mặc dù mức thu nhập trung bình lên tới 52.847 USD, song khoản khấu trừ chiếm 28,1% đã khiến Luxembourg không có được vị trí thứ hai trong danh sách này.
Ireland sở hữu nền kinh tế tri thức với các dịch vụ và công nghệ cao phát triển. Nó cũng có lực lượng lao động với học vấn cao và mức thuế thu nhập thấp - đứng thứ hai trong danh sách (18,9%). Do đó, tuy có tổng thu nhập là 50.764 USD, Ireland vẫn đứng cao hơn Luxembourg trong bảng xếp hạng.
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đó là nhờ nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi kết hợp cùng cơ sở hạ tầng phát triển cao và năng suất lao động hiệu quả. Nó xếp thứ nhất trong danh sách nhập khẩu và thứ hai về xuất khẩu. Người dân ở đây cũng có thu nhập hàng năm cao nhất: 54.450 USD với khoản khấu trừ là 22.8%.