Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Không chỉ ở lĩnh vực khoa học, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tư duy lập luận phản biện vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau sâu sắc, toàn diện và đưa ra quyết định có cơ sở hợp lý.
Chẳng hạn nếu đang phân vân có nên tham gia một khóa học nào đó, bạn vừa dựa trên những thông tin giới thiệu về nội dung khóa học, vừa tự hỏi những câu hỏi sâu hơn như: Khóa học này dành cho những đối tượng nào? Chi phí có phù hợp với ví tiền? Và quan trọng lợi ích bạn nhận được sau khi kết thúc khóa học có thể ứng dụng vào công việc, đời sống? Thông qua việc trả lời những câu hỏi trên, bạn quyết định được mình có nên tham gia hay không.
Khả năng giao tiếp cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của tư duy biện chứng. Nếu bạn tiến hành một cuộc đối thoại hòa nhã, biết lắng nghe và dẫn dắt câu chuyện sẽ giúp người đối diện dễ dàng thấu hiểu nội dung muốn truyền tải, qua đó tăng tính thuyết phục họ chấp thuận quan điểm bạn đưa ra hơn.
Cũng như các kỹ năng khác, để có được kỹ năng tư duy biện chứng, bạn phải rèn luyện thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích rèn luyện tư duy lập luận phản biện trở nên sắc bén và nhanh nhạy hơn:
Mỗi người đều có quan điểm riêng, ngay cả những nhà bác học đưa ra những lập luận cũng có quan điểm và thành kiến cá nhân định hình suy nghĩ của họ. Vì vậy, khi nghe/thấy bất kỳ thông tin nào, trước tiên bạn nên mở rộng suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, thay vì vội vàng “trói buộc” bản thân vào quan điểm có sẵn. Tiếp đó, bạn xem xét những điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn như thế nào. Khi bạn đã đánh giá tất cả thông tin, hãy hình thành kết luận của riêng mình về vấn đề đó.
Hãy nhớ rằng, tư duy phản biện không chỉ là có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề logic, mà còn thể hiện ở thái độ cởi mở và suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Chính vì thế, để thực hành tư duy lập luận phản biện hiệu quả, bạn cần học lắng nghe những gì người khác nói không phán xét. Điều này giúp bạn đồng cảm với suy nghĩ, mong muốn của người tranh luận, để từ đó đưa ra ý kiến phản biện mang tính tích cực và đề xuất phương án thuận lợi cho đôi bên.
Nhằm đảm bảo năng lực suy nghĩ thấu đáo, rõ ràng và có quyết định sáng suốt trong mọi trường hợp, bạn cần nhận thức và loại bỏ những tác nhân gây ra các rào cản hạn chế năng lực tư duy phân tích. Bao gồm:
Nhìn chung, quá trình rèn luyện Tư duy phản biện (Critical Thinking) đòi hỏi mỗi người cần dành thời gian, sự kiên trì và đi theo hướng đúng đắn tiếp cận mọi vấn đề trong cuộc sống rõ ràng. Trong đó, để suy nghĩ thấu đáo, đa chiều và đưa ra lập luận, quyết định sáng suốt nhất, bạn cần thấu hiểu chính mình và phá vỡ được những rào cản trong suy nghĩ của bản thân.
Nếu đang gặp khó khăn trên hành trình rèn luyện tư duy phản biện hay không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy lựa chọn đồng hành cùng LCV – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và phát triển Khai vấn tại Việt Nam từ 2013 theo tiêu chuẩn của ICF (Liên đoàn Khai vấn Quốc tế) qua chương trình Coaching Education Level 1 hoặc Dịch vụ khai vấn cá nhân (Coaching 1:1) .
Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia đào tạo và khai vấn LCV dày dặn kinh nghiệm, sau khóa học, bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội để phát triển tư duy biện luận:
Một phần của việc rèn luyện để trở thành một người có tư duy biện luận liên quan đến việc tự phê bình chính mình. Theo đó, bạn cần tự nhìn nhận xem mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào và đã đúc kết được những kinh nghiệm nào trên hành trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Nếu chỉ chú trọng vào tư duy phản biện mà không có tư duy tự phê bình, bạn sẽ dễ mắc sai lầm khi đánh giá bất kỳ sự vật/sự việc nào, hay cố chấp cho mình là đúng nên dễ có tính kiêu căng và khó hòa hợp, duy trì mối quan hệ tốt với mọi người.
Thay vì mải mê tìm cách làm thế nào để phản biện thật hùng hồn trước đám đông, bạn hãy bắt đầu từ việc đặt các loại câu hỏi mở khác nhau và xoáy sâu vào vấn đề. Dựa trên bằng chứng khách quan và phân tích logic, bạn không chỉ học được diễn đạt trôi chảy, mà ngày càng giỏi hơn trong việc xác định thông tin không đúng sự thật hoặc gây hiểu nhầm từ người khác.
Bản chất của tư duy biện chứng là hướng đến các kỹ thuật lập luận tốt để tìm ra và thấu hiểu điều đúng đắn lẫn điều sai lầm. Song, không ít người cho rằng tư duy phản biện là cách để tìm ra lỗi sai trong lời nói của người khác. Việc suy nghĩ sai lầm về loại tư duy này khiến họ vận dụng sai hướng, luôn tìm mọi cách để bắt bẻ lỗi sai mà không suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Điều này vô tình thể hiện tầm vóc kiến thức hạn hẹp, để lộ thái độ ganh đua thiệt hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của bản thân.
Do đó, để hiểu rõ tư duy phản biện (critical thinking) là gì và có hướng vận dụng đúng cách, ta cần tránh những sai lầm như:
Nếu bạn vừa tiếp nhận được một thông tin, hay thấy một điều gì đó được chia sẻ trên mạng xã hội, đừng vội làm theo/tin ngay lập tức mà hãy tiến hành phân tích thật kỹ càng. Việc nghiên cứu sâu và “làm việc” với thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn.
Trong quá trình phân tích, bạn thu thập các thông tin bổ sung nếu cần, nhưng hãy lựa chọn thông tin từ nguồn chính thống, tránh nội dung ẩn danh hoặc đến từ những người/trang tin có nhiều tranh cãi. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các nguồn dữ liệu, số liệu, hình ảnh và trích dẫn. Một số thông tin cũ chỉ đúng tại thời điểm được công bố và không phù hợp với thời điểm hiện tại.
Trong quá trình hơn 24 năm làm giáo dục, TS. Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập Thinking School nhận thấy các định nghĩa trên chưa thực sự phản ánh được khái niệm này.
Tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện” như tên gọi, mà còn là một kỹ năng cần thiết mỗi người nên học tập, rèn luyện và phát triển. Tùy thuộc vào từng đối tượng, việc sở hữu tư duy này sẽ mang đến những lợi ích khác nhau:
– Đối với trẻ nhỏ: Rèn luyện kỹ năng này giúp trẻ hiểu sâu hơn về thế giới, tự biết cách giải quyết vấn đề liên quan đến học tập, các mối quan hệ và dễ dàng đối phó với những thách thức, trở ngại trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bằng việc đặt ra rất nhiều câu hỏi khi tư duy, trẻ thúc đẩy tính độc lập, nâng cao tính sáng tạo và khuyến khích sự tò mò hơn.
– Đối với cá nhân nói chung: Tư duy phản biện giúp một người ra quyết định sáng suốt sau khi đánh giá, phân tích và cân nhắc các lựa chọn ở mọi khía cạnh. Những quyết định này dẫn đến những lựa chọn tốt hơn có nhiều khả năng thành công hơn. Chưa kể, người có tư duy biện luận còn có khả năng trình bày ý tưởng, chia sẻ ý kiến và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, thuyết phục cao. Qua đó họ đạt được kết quả mong muốn trong công việc, học tập lẫn đời sống, đồng thời tránh được hiểu lầm, xung đột không đáng có.
– Đối với doanh nghiệp: Trong bối cảnh công nghệ toàn cầu hóa dễ tạo ra thách thức cho hầu hết các doanh nghiệp, thì việc đào tạo hay sở hữu đội ngũ nhân viên có kỹ năng tư duy phản biện cần được ưu tiên hàng đầu. Khi có vấn đề cần giải quyết, nhiều cá nhân sẽ cùng phản biện để đưa ra quyết định sáng suốt giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, tăng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng, từ đó dễ dàng dẫn đầu trong thị trường cạnh tranh.
– Đối với du học sinh và người đi xin việc: Kỹ năng phản biện là điểm cộng đáng giá trên hồ sơ xin du học hoặc xin việc. đối với du học sinh, việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được các bài học trong sách vở, tài liệu tường tận, sâu rộng; mà còn giúp bạn đưa ra những biện luận trôi chảy trong khi viết tiểu luận và cả khi làm bài thi. Mặt khác, những nhân viên có tư duy biện luận tốt thường tạo nên các mối quan hệ lành mạnh, ít stress/căng thẳng, luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc và tự tin giải quyết khó khăn hơn so với người thiếu kỹ năng trên.