Bộ Tư Lệnh Tăng Thiết Giáp Cổ Nhuế

Bộ Tư Lệnh Tăng Thiết Giáp Cổ Nhuế

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Giới thiệu VinMart+ 46 Tăng Thiết Giáp

Số 46 Tăng Thiết Giáp, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số 46 Tăng Thiết Giáp, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Thủ trưởng Bộ tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp và thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 ký kết biên bản bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 thuộc Quân đoàn 1 về Binh chủng Tăng thiết giáp. Ảnh QĐND

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 là đơn vị Tăng thiết giáp đầu tiên được thành lập

Trung đoàn xe tăng 202 (nay là Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202) là đơn vị Tăng thiết giáp đầu tiên được thành lập ngày 5/10/1959. Từ ngày 27/12/1973, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 được Bộ tư lệnh Thiết giáp bàn giao cho Quân đoàn 1.

Xuyên suốt nửa thế kỷ qua (từ ngày 27/12/1973, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 được Bộ Tư lệnh Thiết giáp bàn giao cho Quân đoàn 1), trong đội hình của Binh đoàn Quyết thắng, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 luôn phát huy tốt vai trò là lực lượng đột kích quan trọng của lục quân, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, cùng các lực lượng khác lập nhiều chiến công oanh liệt và thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu  nước và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lữ đoàn vinh dự 2 lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm (1989, 2000); 4 tập thể và 2 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 5 Huân chương Quân công và 52 Huân chương Chiến công các hạng.

(HNMĐT) - Hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống vốn từ một làng Cổ Nhuế (tên Nôm là Kẻ Noi) tách ra vào giữa thời Lý. Từ xa xưa đến đầu thế kỷ XX, hai làng nằm trong xã Cổ Nhuế (cùng với các làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên) thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ năm 1888 trở đi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông). Năm 1926, hai làng tách ra thành một xã riêng gọi là Cổ Nhuế Trù - Đống, dân số có 2034 người.

Sau Cách mạng Tháng Tám, xã Cổ Nhuế Trù - Đống nhập với hai xã Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên thành xã Cổ Nhuế thuộc quận 5 ngoại thành Hà Nội, đến năm 1961 là một xã của huyện Từ Liêm cho đến nay.

Hai làng Cổ Nhuế Trù và Cổ Nhuế Đống xưa cũng là làng nông nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi. Song đến năm ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng của hai làng bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại. Nhờ kinh nghiệm thâm canh nên dân làng tạo được giống ngô nếp rất dẻo và thơm, có tiếng trong vùng. Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng đã tìm học được nghề may để sinh sống. Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang hai làng Cổ Nhuế Hoàng và Cổ Nhuế Viên. Rất đông thợ ma của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng. Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng.

Nghề may không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho dân hai làng mà còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội của làng, đặc biệt là làm hình thành đội ngũ công nhân may mặc có tay nghề cao, có ý thức cao về vị thế xã hội của mình. Đây là cơ sở để hai làng Cổ Nhuế Trù và Đống sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Mùa hè năm 1938, đã thành lập Hội ái hữu thợ may Cổ Nhuế, sau đó đông đảo thợ may Cổ Nhuế cùng nông dân đã đưa đơn kiện bọn cường hào làng xã thu lạm tiền thuế thân từ 2,5 đồng lên 3 đồng một suất và đã giành được thắng lợi. Đồng chí Văn Tiến Dũng (người thôn Cổ Nhuế Hoàng) là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội đã viết bài trên báo Tin tức - tờ báo công khai của Đảng ta để cổ động cuộc đấu tranh. Năm 1939 diễn ra cuộc đấu tranh đòi tăng lương của 600 thợ may Cô Nhuế ở Sở Quân nhu. Sau đó, Cổ Nhuế trở thành một điểm trong An toàn khu của Trung ương. Cuôi năm 1940, Chi bộ Cổ Nhuế được thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền.

Về di tích lịch sử, thôn Đống còn ngôi nhà thờ ông Nguyễn Hữu Đạo là quan Thái y viện - cơ quan chăm sóc sức khỏe của vua và hoàng tộc vào thời Lê - Trịnh, từng chữa khỏi bệnh cho Hoàng hậu - vợ Vua Lê Hiển Tông. Về sau, ông Đạo còn theo quân ra trận, lập được nhiều công nên được phong làm “Thống suất binh Nam, Thượng tướng quân”. Nhà thờ được làm bằng 36 cột đá, do chính Vua Lê Hiển Tông tặng sau khi ông Đạo về hưu. Trong nhà thờ hiện còn một bảng khắc gỗ ghi lại bài thơ thất ngôn bát tuyệt ca ngợi tài đức của ông Đạo, song điều đặc biệt là một câu có một từ chỉ một vị thuốc quý mà ông đã dùng để chữa bệnh.

Thôn Trù còn một ngôi miếu nhỏ, bên trong còn tấm bia dựng năm Vĩnh Khánh thứ hai (1731) ghi việc ông ông Đỗ Pháp Hiển làm quan trong đội Cấm quân, có công hộ vệ vua đi tuần thú thoát khỏi bị bão đánh đắm thuyền ở cửa biển Thần Phù (Nghệ An) nên được thăng làm tước Siêu Hải hầu. Vì không có con nên ông bà hiến toàn bộ số ruộng của mình cho làng và được làm tôn làm hậu thần làng.

Bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 thuộc Quân đoàn 1 về Binh chủng Tăng thiết giáp

Chiều 1/8, Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp và Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 tổ chức Hội nghị bàn giao, tiếp nhận Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 thuộc Quân đoàn 1 về Binh chủng Tăng thiết giáp.

Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp và Thiếu tướng Trương Mạnh Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân đoàn 1 đồng chủ trì hội nghị.

Thực hiện chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo hướng “Tinh, gọn, mạnh”, ngày 8/7/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 3021/QĐ-BQP về điều chuyển Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 thuộc Quân đoàn 1 về Binh chủng Tăng thiết giáp.

Quá trình triển khai thực hiện việc bàn giao đã được các cơ quan, đơn vị của Quân đoàn 1, Binh chủng và Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 tích cực chủ động, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành việc thẩm định, chốt số liệu đúng thời gian, kế hoạch.

Tại hội nghị, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng Binh chủng Tăng thiết giáp và Quân đoàn 1, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, Thiếu Tướng Trương Mạnh Dũng, Tư lệnh Quân đoàn 1 đã ký biên bản bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 thuộc Quân đoàn 1 về Binh chủng Tăng thiết giáp.

Theo đó, 2 đơn vị đã tiến hành công tác bàn giao các nội dung: Chức năng, nhiệm vụ của Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202; tổ chức biên chế; tổ chức Đảng, đảng viên; tổ chức quần chúng; vũ khí trang bị, cơ sở vật chất… bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, đúng quy trình, nguyên tắc.

Hướng dẫn, giúp đỡ để Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế

Phát biểu kết luận hội nghị, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp đề nghị, các cơ quan chức năng của Binh chủng tiếp tục nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ để Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế.

Trước hết, chú trọng xây dựng hoàn thiện quy chế làm việc của đơn vị; cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Lữ đoàn; thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng và quy chế, quy định của Binh chủng.

Đối với Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các đơn vị trong Binh chủng và Quân đoàn 1 tiến hành tốt công tác chính trị tư tưởng; duy trì nghiêm nền nếp, chế độ sẵn sàng chiến đấu; huấn luyện; xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, bảo đảm an toàn; tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo ra bầu không khí mới, nội lực mới, sức đột phá mới.

Phát huy tốt truyền thống “Thần tốc quyết thắng” của Quân đoàn 1 và truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của Bộ đội Tăng thiết giáp Anh hùng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.