Là một mọt phim học đường Hàn Quốc, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc với những bộ đồng phục của các ngôi trường trung học tại Hàn. Không chỉ trên phim mà thực tế những bộ đồng phục của học sinh Hàn Quốc cũng vô cùng đặc biệt. Vậy nguồn gốc của những bộ đồng phục làm nên thương hiệu của xứ kim chi có từ đâu, tự bao giờ? Hãy cùng du học Hàn Quốc Thanh Giang ngược dòng lịch sử một chút nhé!
Là một mọt phim học đường Hàn Quốc, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc với những bộ đồng phục của các ngôi trường trung học tại Hàn. Không chỉ trên phim mà thực tế những bộ đồng phục của học sinh Hàn Quốc cũng vô cùng đặc biệt. Vậy nguồn gốc của những bộ đồng phục làm nên thương hiệu của xứ kim chi có từ đâu, tự bao giờ? Hãy cùng du học Hàn Quốc Thanh Giang ngược dòng lịch sử một chút nhé!
Đồng phục học sinh tại trường trung học nữ sinh Sehwa tuy đơn giản nhưng lại mang nét cổ điển. Bộ đồ có áo khoác màu xanh navy, váy be kết hợp các dải ruy băng màu vàng và màu xanh navy làm điểm nhấn! Đồng phục trường trung học nữ sinh Sehwa tuy không sặc sỡ như những bộ đồng phục của trường khác nhưng rất dễ nhìn đúng không?
Mùa hè, đồng phục của Trường trung học nghệ thuật Lila dành cho nữ sinh là chiếc váy sọc vàng, áo sơ mi trắng kiểu hải quân kết hợp với nơ phối cùng màu váy. Còn đồng phục nam sinh là áo sơ mi trắng kết hợp với cà vạt sọc vàng đen.
Mùa đông, các bạn học sinh sẽ khoác thêm chiếc áo đồng phục Hàn Quốc tuxedo màu xanh đen bên ngoài hoặc chiếc áo len cùng màu tương tự in logo trường.
Đồng phục học sinh Hàn Quốc còn được mệnh danh là một trong những bộ đồng phục học sinh đẹp nhất thế giới. Đây chính là nét văn hóa và niềm tự hào về đời sống học đường của học sinh, sinh viên Hàn Quốc. Cùng Thanh Giang khám phá 7 bộ đồng phục nổi bật của học đường Hàn Quốc qua những hình ảnh dưới đây.
Theo nhiều ghi chép cho thấy, lịch sử của đồng phục học sinh Hàn Quốc có thể được chia thành sáu thời kỳ.
Chính sách tự chủ đồng phục học sinh được công bố vào năm 1982 và được đưa vào thực hiện từ năm 1983 như một phần của quá trình chuyển đổi sang mục tiêu giáo dục nhằm nuôi dưỡng các công dân độc lập, sáng tạo và tự chủ. Đồng phục học sinh không được mặc từ năm 1983 đến năm 1985 do quá trình tự do hóa đồng phục học sinh, năm 1986 đồng phục học sinh được tự nguyện mặc (thống kê của Bộ). Vào mùa hè, nó bao gồm váy và áo ngắn tay, và vào mùa đông, nó bao gồm váy và áo blouse, vest và áo khoác, và kiểu dáng khác nhau tùy theo trường học.
Là sau khi công bố chính sách tự chủ về đồng phục học sinh, việc học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông mặc quần áo đồng phục nhìn chung được đánh giá tích cực là giúp ích rất nhiều trong việc hình thành phẩm chất của một công dân dân chủ và tự chủ. Kể từ đó, số trường học mặc đồng phục không ngừng tăng lên và 95,5% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn quốc (thống kê của Bộ Giáo dục, tháng 8 năm 1998) đã ban hành và mặc đồng phục.
Thời kỳ này, đồng phục học sinh Hàn Quốc đã được thay đổi từ bắt buộc sang mặc tự nguyện thông qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ hanbok thành com-lê. Tính đến năm 2000, 19,4% trường học chọn mặc váy và quần tây. Bộ Giáo dục đã chọn váy và quần dài để giữ ấm vào mùa đông, giải quyết định kiến về vai trò giới, truyền bá tác dụng phòng chống quấy rối tình dục và tạo không khí học đường tự do và năng động.
Càng ngày đồng phục học sinh cấp 3 Hàn Quốc càng được thiết kế đẹp hơn, năng động hơn để bộc lộ cá tính riêng của học sinh. Vì vậy, trong bộ đồng phục, các bạn học sinh trông vẫn rất nổi bật và phong cách.
Chẳng ai ngờ rằng bộ cánh màu xanh da trời với đường nét thiết kế nữ tính này là bộ đồng phục học sinh. Trường nghệ thuật Jeonju chọn tông màu lạ, từng bộ được thiết kế vừa với người, điểm nhấn nằm ở phần cổ bèo và huy hiệu quý tộc.
Vì bộ đồng phục trông đẹp như 1 chiếc váy diện đi chơi hàng ngày nên số lượng nữ sinh trong trường selfie với đồng phục trên instagram là không đếm xuể. Ngoài bộ váy màu xanh da trời điệu đà, học sinh trường Jeonju còn một bộ đồng phục khác, màu trầm hơn. Điểm nhấn là chiếc váy caro ngắn, bó sát giúp các nữ sinh khoe đôi chân dài miên man.
Mỗi bộ đồng phục Hàn Quốc nhìn chung đều có tính thẩm mỹ cao, trở thành nguồn cảm hứng và điểm nhấn trong những bộ phim học đường Hàn Quốc.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
"Nhà có người làm bác sĩ" đã là mong muốn của rất nhiều gia đình trên thế giới, và Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ. Bác sĩ là nghề được trọng vọng bậc nhất tại quốc gia này, với mức lương và sự đãi ngộ cao hơn rất nhiều so với ngành nghề khác. Cũng bởi thế mà con đường trở thành một bác sĩ tại Hàn Quốc không hề dễ dàng.
Để trở thành một bác sĩ có trình độ ở Hàn Quốc, sinh viên phải hoàn thành khóa học 6 năm bao gồm giáo dục đại học, nghiên cứu tiền lâm sàng và đào tạo thực tế. Dữ liệu từ Jongno Hagwon cho thấy để được nhận vào trường y xếp hạng thấp nhất ở Hàn Quốc, thí sinh cần phải vượt trội hơn 97,7% số học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học khốc liệt Suneung. Yêu cầu này cao hơn đáng kể so với các khoa khác tại Đại học Quốc gia Seoul, ở mức 94,3%. Và để được nhận vào trường Y khoa SNU danh tiếng, thí sinh phải nằm trong top 0,8% học sinh điểm cao nhất tại kỳ thi đại học. Mặc dù vậy, trong 5 năm qua, đã có 2.131 sinh viên bỏ học tại ba trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc là Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei để đăng ký thi lại đại học vào các trường y.
Ông Lee Man-ki tại Viện Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục Uway cho biết: "Việc nghỉ học ngay sau khi vào được ngôi trường hàng đầu Hàn Quốc, có thể là nỗ lực để được nhận vào các trường y, nha khoa hoặc đông y, vốn yêu cầu điểm cao hơn". Còn ông Seong Gwang-jin từng đứng đầu Viện Giáo dục Daejeon, nhận định: "Độ tuổi trung bình và thu nhập đã tăng lên trong xã hội Hàn Quốc, cũng như nhu cầu chăm sóc y tế. Mặt khác, số lượng tuyển sinh tại các trường y vẫn giữ nguyên, điều này khiến nghề y trở thành vị trí được thèm muốn và có thu nhập cao nhất". Nhận định này cũng là dự cảm cho một cuộc khủng hoảng sắp diễn ra.
Trên thực tế, sau khi ra trường, các sinh viên ngành y sẽ phải làm việc như một bác sĩ nội trú trong vài năm trước khi được nâng cấp thành bác sĩ chính. Theo Hiệp hội thường trú thực tập sinh Hàn Quốc, các bác sĩ thực tập và nội trú ở Hàn Quốc làm việc theo ca 36 giờ, so với ca làm việc dưới 24 giờ ở Mỹ. Báo cáo cho biết một nửa số bác sĩ trẻ ở Mỹ làm việc 60 giờ/ tuần hoặc ít hơn, trong khi các bác sĩ Hàn Quốc thường làm việc hơn 100 giờ. Với Ryu Ok Hada, anh cho biết mình làm việc hơn 100 giờ/ tuần tại một trong những bệnh viện đại học danh tiếng nhất đất nước, với mức lương từ 2 triệu won đến 4 triệu won (1.500-3.000 USD)/ tháng, bao gồm cả tiền làm thêm giờ. Với những bác sĩ như Ryu, mức lương như vậy là quá thấp. Sự phân tầng giai cấp trong chính nghề y đang được bộc lộ ngày càng rõ và bào mòn sức lực của những bác sĩ như Ryu.
Báo cáo thường niên của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc với số liệu tính đến năm 2020 cho thấy, một bác sĩ nhãn khoa trung bình kiếm được 290.000 USD/ năm, cao nhất trong số các lĩnh vực y tế ở nước này. Vị trí thứ hai là bác sĩ phẫu thuật thần kinh với 243.000 USD/ năm; bác sĩ da liễu với 212.000 USD/ năm; bác sĩ chuyên phục hồi chức năng với 209.000 USD/ năm. Ngược lại, thu nhập của bác sĩ nhi khoa là 100.000 USD/ năm, thấp nhất so với các bác sĩ ở bất kỳ lĩnh vực nào.
"Ở các nước phương Tây, các bệnh viện công chiếm hơn 50% số cơ sở y tế, nên các bác sĩ rất hoan nghênh quyết định có thêm đồng nghiệp, vì điều đó sẽ giúp giảm khối lượng công việc mà họ vẫn được trả số tiền tương đương. Tuy nhiên tại Hàn Quốc, nhiều bác sĩ điều hành phòng khám riêng, nên nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ sẽ không thể kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Đó là một cuộc chiến giành lợi nhuận", Jeong Hyoung-sun, Giáo sư quản lý y tế tại Đại học Yonsei nói. Trong khi đó, ở một số bệnh viện lớn tại Hàn Quốc, các bác sĩ trẻ thường chiếm tới 1/3 số bác sĩ và thường là những người gần bệnh nhân nhất. Đây chính là yếu tố đẩy những mâu thuẫn lên cao.
Giọt nước chính thức tràn ly khi Chính phủ Hàn Quốc quyết định tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y thêm 2.000 sinh viên bắt đầu từ năm tới để giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ. Các bác sĩ nội trú, những người cho rằng họ đang làm việc quá sức, bị trả lương thấp và không được lắng nghe, không đồng ý với điều này. Ngày 19/2, các bác sĩ như Ryu, Park Dan cùng hàng trăm bác sĩ nội trú đã nộp đơn nghỉ việc. 10 ngày sau, con số này đã lên tới gần 10.000 bác sĩ tại 97 bệnh viện trên toàn quốc. Từ 20/2, hơn 80% bác sĩ liễu, phẫu thuật thẩm mỹ...), đặc biệt là ở các bệnh viện tại thủ đô Seoul. Nếu tăng số lượng bác sĩ, tỷ lệ cạnh tranh trong ngành sẽ cao hơn và chất lượng bác sĩ sẽ đi xuống do phải đào tạo quá nhiều sinh viên cùng một lúc.
Với những lý lẽ ấy, hơn 2/3 số bác sĩ nội trú của Hàn Quốc đã đình công, theo Bộ Y tế nước này, dẫn đến số ca phẫu thuật tại các bệnh viện đa khoa giảm 50% và số bệnh nhân nhập viện giảm 24%. Các phòng cấp cứu tại các bệnh viện quân đội đã được cung cấp cho người dân sử dụng, trong khi chính phủ ủy quyền cho các y tá tiến hành các thủ tục y tế thường do bác sĩ thực hiện.
Nhưng đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol lại cứng rắn tuyên bố: "Đây không phải là vấn đề để đàm phán hay thỏa hiệp. Thật khó để biện minh trong bất kỳ trường hợp nào cho hành động tập thể nhằm lấy sức khỏe cộng đồng và mạng sống làm con tin, đồng thời đe dọa tính mạng và sự an toàn của con người". Đối với Chính phủ Hàn Quốc, việc có thêm bác sĩ là điều rất quan trọng để đối phó với một xã hội già đi nhanh chóng và sự chênh lệch giữa các khu vực. Theo tính toán, Hàn Quốc sẽ thiếu 15.000 bác sĩ vào năm 2035 để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhân khẩu học. Đất nước này cần nhiều bác sĩ hơn để chuẩn bị cho một "xã hội siêu phát triển", khi người cao tuổi chiếm 20% dân số vào năm 2025 và 30% vào năm 2035.
"Hàn Quốc hiện là xã hội già hóa nhanh nhất thế giới. Chúng tôi sẽ trở thành “xã hội siêu già” vào năm tới. Hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác, người cao tuổi cần được chăm sóc y tế nhiều hơn, đồng nghĩa cần nhiều bác sĩ hơn", Andrew Eungi Kim, giáo sư văn hóa và xã hội học tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, nói. Chính phủ Hàn Quốc cho hay, số bác sĩ chỉ ở mức 2,2/1.000 người là thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,7 do các nước thành viên của OECD công bố. Vì vậy, Bộ Y tế Hàn Quốc dự đoán việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch sẽ phần nào giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ. Chính phủ muốn tăng giới hạn hàng năm trên toàn quốc về số người mới theo học trường y từ 3.058 lên 5.058 vào năm 2025, một phần trong kế hoạch bổ sung 10.000 bác sĩ vào lực lượng lao động vào năm 2035. Giới hạn này được tăng lần cuối vào năm 1998.
Điều đáng nói ở đây, đó là những đề xuất của Chính phủ Hàn Quốc được phần lớn người dân ủng hộ. Một cuộc khảo sát do Liên đoàn Nhân viên chăm sóc sức khoẻ và y tế Hàn Quốc thực hiện vào tháng 12/2023 cho thấy, 89,3% người dân ủng hộ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y. Thế nhưng, sự chưa trọn vẹn trong việc đáp ứng quyền và lợi ích của các bác sĩ nội trú hiện tại có lẽ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng không hề mong muốn ở xứ sở kim chi.
Tính đến ngày 5/3, hành động nghỉ việc tập thể đã bước sang ngày tuần thứ ba, bất chấp việc chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các bác sĩ quay trở lại làm việc. Ông Lee Han-kyung, quan chức thuộc Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết, chính phủ đang cân nhắc thực hiện cơ chế xử phạt vi phạm hành chính đối với khoảng 7.000 bác sĩ tập sự vẫn chưa quay trở lại làm việc theo yêu cầu của chính phủ và các cơ quan chức năng.
Còn với bác sĩ nội trú Park Dan, người tham gia làn sóng đình công từ những ngày đầu, nói anh không hoàn toàn phản đối ý tưởng tăng số lượng sinh viên y khoa. Tuy nhiên, Dan "không nghĩ kết luận cần tăng thêm 2.000 sinh viên y khoa mỗi năm đã được cân nhắc kỹ lưỡng và khách quan".